Nội dung ôn thi TN TCCN ngành Sư Phạm Mầm Non (Khóa 2018-2020)

Thứ năm - 18/06/2020 13:06


TRƯỜNG CĐ PHƯƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG

KHOA SƯ PHẠM MẦM NON

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Đà Nẵng, ngày 08  tháng 6  năm 2020

 

NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM MẦM NON - KHÓA HỌC: 2018 – 2020

 

PHẦN THI: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP NGHỀ NGHIỆP

A. NỘI DUNG

I. TÂM LÝ HỌC MẦM NON

1. Tại sao nói hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi? Hãy rút ra kết luận trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

2. Đặc điểm nhận thức cảm tính của trẻ ấu nhi? Rút ra kết luận sư phạm

3. Hãy giải thích hiện tượng nói ngược và nói lặp ở trẻ 3 tuổi. Cho biết cách ứng xử của người lớn trước hiện tượng này ở trẻ.

4. Phân tích sự hình thành ý thức và tự ý thức của trẻ ấu nhi? Muốn hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh cho trẻ ấu nhi cần làm như thế nào?

5. Tại sao nói trẻ em 3 tuổi là tuổi của sự khủng hoảng? Hãy đưa ra lời khuyên hợp lý về cách ứng xử cho mọi người khi gặp những hành vi bướng bỉnh của trẻ ở tuổi này.

6. Bằng sự hiểu biết tâm lý trẻ ấu nhi (từ 0 – 3 tuổi), hãy giải thích:

a. Trẻ 3 tuổi chơi với nhau thường xảy ra xung đột: cấu véo, cắn nhau...

b. Tại sao ở những lớp độ tuổi trẻ ấu nhi thường có hiện tượng một cháu khóc thì các cháu khác cũng khóc theo?

c. Tại sao trẻ 3 tuổi thường đi dép ngược, thích đi dép người lớn.

d. Trẻ 3 tuổi chơi với nhau thường xảy ra xung đột: cấu véo, cắn nhau.

7. Hoạt động chủ đạo là gì? Hãy chứng minh vui chơi là hoạt động chủ đạo của tuổi mẫu giáo, từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết?

8. Trình bày đặc điểm phát triển t ư duy của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục nhằm phát triển t ư duy cho trẻ.

9. Trình bày đặc điểm phát triển tưởng tượng của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục nhằm phát triển tưởng tượng cho trẻ.

10. Trình bày đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục nhằm phát triển trí nhớ cho trẻ.

11. Trình bày đặc điểm phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo, cho ví dụ minh họa, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục nhằm phát triển chú ý cho trẻ.

12. Hãy giải thích tại sao khi dạy học cho trẻ mẫu giáo cần phải sử dụng các đồ dùng trực quan, sinh động?

13. Trình bày đặc điểm phát triển động cơ của tuổi mẫu giáo, từ đó rút ra kết luận ứng dụng vào quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ.

14. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

II. GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

1. Hãy trình bày các phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vai trò của giáo viên mầm non trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.

2. Hãy trình bày các nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo. Rút ra kết luận sư phạm.

3. Hãy trình bày nhiệm vụ, các điều kiện và phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non. Rút ra kết luận sư phạm.

4. Hãy liệt kê các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Nêu ngắn gọn cách thực hiện và yêu cầu sư phạm của mỗi phương pháp.

5. Hãy trình bày một số đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ trong năm thứ ba. Rút ra kết luận sư phạm.

6. Trình bày ngắn gọn nội dung chăm sóc giáo dục trẻ trong năm thứ ba
(24 - 36 tháng). Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ năm thứ ba. 

7. Hãy thiết kế một giờ chơi tập cho nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi (chủ đề tự chọn).

8. Trình bày ý nghĩa của việc tổ chức ngày lễ, ngày hội cho trẻ ở trường mầm non. Trình bày cách tổ chức ngày hội cho trẻ mầm non (Chủ đề tự chọn).

B. HÌNH THỨC THI

1. Thi tự luận.

2. Thời gian làm bài: 150 phút

                          

PHẦN THI: THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

A. NỘI DUNG

I. VĂN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

1. Đặc điểm cảm thụ văn học của trẻ mầm non; Đặc trưng và những yêu cầu của văn học dành cho trẻ; Yêu cầu sư phạm nhằm phát triển cảm thụ văn học ở trẻ.

2. Đặc điểm tiếp nhận văn học ở trẻ; Các nguyên tắc giúp trẻ tiếp nhận văn học; Phương pháp giúp trẻ tiếp nhận văn học.

3. Vai trò của cô giáo; Những yêu cầu của cô giáo trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

4. Khái niệm; Nhiệm vụ; Ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

5. Những phương pháp dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Phương pháp đọc và kể diễn cảm; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp sử dụng dụng cụ trực quan; Phương pháp giảng giải. (Mô tả phương pháp, Tác dụng, Nội dung, Yêu cầu)

6. Các loại bài cho trẻ làm quen văn học; Các loại tiết cho trẻ làm quen văn học, các bước tiến hành của từng loại tiết.

7. Tìm hiểu và tập đọc, kể diễn cảm những bài thơ câu chuyện sau:

* Thơ: Yêu mẹ, Ong và bướm, Hoa kết trái, Ông mặt trời, Giữa vòng gió thơm.

* Chuyện: Thỏ ngoan, Thỏ con không vâng lời, Hoa mào gà, Quả táo của ai?, Chú dê đen.

PHẦN 2: THỰC HÀNH

- Vận dụng những kiến thức đã học phần lý thuyết trên vào việc thực hành giảng dạy theo các bước của Hoạt động cho trẻ LQVH:

* Hoạt động Dạy trẻ học thuộc lòng thơ

Bước 1: Giới thiệu bài (Giảng nội dung bài thơ, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả).

Bước 2: Đọc thơ cho trẻ nghe (Đọc bài thơ diễn cảm).

Bước 3: Đàm thoại theo nội dung bài thơ (Đặt câu hỏi tên bài thơ, tên tác giả, hệ thống câu hỏi từ 4-5 câu theo nội dung bài thơ – Mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời của trẻ).

Bước 4: Dạy trẻ học thuộc lòng thơ.

Bước 5: Trò chơi (Đảm bảo chơi với mục đích ôn lại bài thơ vừa học – Luật chơi và hướng dẫn cách chơi).

* Hoạt động Dạy kể chuyện cho trẻ nghe

Bước 1: Giới thiệu bài (Tóm tắt nội dung câu chuyện và giới thiệu tên câu chuyện).

Bước 2: Kể chuyện cho trẻ nghe (Kể diễn cảm câu chuyện).

Bước 3: Đàm thoại theo nội dung câu chuyện (Đặt câu hỏi tên câu chuyện, chuyện có bao nhiêu nhân vật? Tên các nhân vật, hệ thống câu hỏi từ 4-5 câu theo nội dung câu chuyện - Mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời của trẻ).

Bước 4: Tóm tắt nội dung câu chuyện và liên hệ giáo dục.

Bước 5: Trò chơi (Đảm bảo chơi với mục đích ôn lại câu chuyên vừa học, hoặc chơi với mục đích giáo dục trẻ thông qua câu chuyện – Luật chơi và hướng dẫn cách chơi).

- Sinh viên chuẩn bị: (Có thể tập giảng trước ở nhà theo nhóm)

+ Đọc, kể diễn cảm những bài thơ, câu chuyện đã cho ở trên.

+ Giảng nội dung bài thơ, tóm tắt nội dung câu chuyện mục đích để giới thiệu bài.

+ Đặt hệ thống câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ.

+ Xác định chủ đề, chủ đề tư tưởng của những bài thơ câu chuyện ở trên.

II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON

1. Phân tích vai trò của âm nhạc trong hình thành và phát triển nhận thức cho trẻ mầm non.

2. Phân tích vai trò âm nhạc trong giáo dục tình cảm đạo đức- xã hội cho trẻ mầm non.

3. Phân tích vai trò giáo dục thẩm mỹ của âm nhạc đối với trẻ mầm non.

4. Phân tích vai trò của âm nhạc trong việc hình thành và phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

5. Trình bày đặc điểm lứa tuổi và khả năng âm nhạc của trẻ Nhà trẻ.

6. Trình bày đặc điểm lứa tuổi và khả năng âm nhạc của trẻ Mẫu giáo.

7. Phân tích những nhiệm vụ của giáo dục âm nhạc trong trường mầm non.

8. Phân tích phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm trong dạy học âm nhạc ở trường mầm non.

9. Phân tích phương pháp thực hành nghệ thuật trong dạy học âm nhạc ở trường MN.

10. Phân tích phương pháp dùng lời trong dạy học âm nhạc ở trường MN.

11. Phân tích vai trò ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc.

12. Phân tích vai trò, ý nghĩa giáo dục của ca hát đối với trẻ mầm non.

13. Trình bày sự phát triển hoạt động hát của trẻ ở từng độ tuổi.

14. Phân tích nguyên tắc lựa chọn, sưu tầm bài hát dạy cho trẻ hát.

15. Phân tích mục đích, ý nghĩa, bản chất của trò chơi âm nhạc đối với trẻ mầm non.

16. Vận dụng phương pháp dạy trẻ nghe nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu cho trẻ 2-3 tuổi nghe tác phẩm, đồng thời tiến hành thực hiện hát cho trẻ nghe.  (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

17. Vận dụng phương pháp dạy trẻ nghe nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu cho trẻ 3-4 tuổi nghe tác phẩm, đồng thời tiến hành thực hiện củng cố ấn tượng và ghi nhớ tác phẩm cho trẻ.    (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

18. Vận dụng phương pháp dạy trẻ nghe nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu cho trẻ 4-5 tuổi nghe tác phẩm, đồng thời tiến hành thực hiện hát cho trẻ nghe.    (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

19. Vận dụng phương pháp dạy trẻ nghe nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu cho trẻ 5-6 tuổi nghe tác phẩm, đồng thời tiến hành thực hiện hát cho trẻ nghe.  (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

20. Vận dụng phương pháp dạy múa trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 2-3 tuổi vận động minh họa bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện làm mẫu và phân tích các động tác cho trẻ.  (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

21. Vận dụng phương pháp dạy múa trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 3-4 tuổi vận động minh họa bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện dạy trẻ học thuộc.  (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

22. Vận dụng phương pháp dạy múa trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu khi dạy trẻ 4-5 tuổi vận động minh họa bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện làm mẫu và phân tích các động tác cho trẻ. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

23. Vận dụng phương pháp dạy múa trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu khi dạy trẻ 5-6 tuổi vận động minh họa bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện dạy trẻ học thuộc. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

24. Vận dụng phương pháp dạy vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 2-3 tuổi vận động theo phách bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện làm mẫu và phân tích các động tác cho trẻ. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

25. Vận dụng phương pháp dạy vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 3-4 tuổi vận động theo nhịp (hoặc theo phách) bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện dạy trẻ học thuộc.  (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

26. Vận dụng phương pháp dạy vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu khi dạy trẻ 4-5 tuổi vận động theo tiết tấu chậm bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện làm mẫu và phân tích các động tác cho trẻ. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

27. Vận dụng phương pháp dạy vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu khi dạy trẻ 5-6 tuổi vận động theo tiết tấu nhanh bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện dạy trẻ học thuộc. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

28. Vận dụng phương pháp dạy vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu khi dạy trẻ 5-6 tuổi vận động theo tiết tấu phối hợp bài hát, đồng thời tiến hành thực hiện dạy trẻ học thuộc. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

29. Vận dụng phương pháp dạy hát trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 2-3 tuổi hát, đồng thời tiến hành thực hiện cho trẻ làm quen và học bài hát. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

30. Vận dụng phương pháp dạy hát trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 3-4 tuổi hát, đồng thời tiến hành thực hiện cho trẻ ôn bài hát. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

31. Vận dụng phương pháp dạy hát trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 4-5 tuổi hát, đồng thời tiến hành thực hiện cho trẻ làm quen và học bài hát. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

32. Vận dụng phương pháp dạy hát trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non, chị hãy xác định mục tiêu dạy trẻ 5-6 tuổi hát, đồng thời tiến hành thực hiện cho trẻ làm quen và học bài hát. (Chủ đề, đề tài: Tự chọn)

B. HÌNH THỨC THI

1. Hình thức: Thực hành kết hợp với vấn đáp.

2. Thời gian: 20 - 30 phút/thí sinh.

                                                                                        

                              HIỆU TRƯỞNG

                            (đã ký)

 

                        GS.TSKH Phan Quang Xưng

 


TÌM KIẾM:
NGÀNH ĐÀO TẠO
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Tư vấn trực tuyến 1
  • Tư vấn trực tuyến 3
THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn biết thông tin về trường qua nguồn thông tin nào?

Kết quả

Email