Q.trị dịch vụ du lịch & lữ hành
Tên ngành/nghề: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Mã ngành/nghề: 6810101
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
1. Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng ngành “Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành” nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của Khách sạn, Nhà hàng (lễ tân, nhà hàng, buồng, ăn uống, phục vụ tiệc, hội nghị hội thảo,..), của Lữ hành (Thiết kế điều hành tour, hướng dẫn du lịch,…).
- Với các môn học tự chọn được phân ba nhóm gắn với hai chuyên ngành hẹp: Quản trị kinh doanh khách sạn – Nhà hàng và Quản trị Lữ hành, người học có thể lựa chọn con đường thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của mình theo một trong ba lĩnh vực đã nêu;
- Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt;
- Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại bộ phận lưu trú, ăn uống hoặc hội nghị hội thảo; Lữ hành và hướng dẫn du lịch; có thể đảm nhận các vị trí giám sát tại khách sạn vừa và lớn hoặc quản lý khách nhỏ khi có cơ hội thăng tiến.
Đào tạo trình độ cao đẳng yêu cầu người học có năng lực thực hiện được công việc của trình độ Cao đẳng và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc, cụ thể:
1.2.1. Kiến thức:
- Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;
- Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam;
- Mô tả được vị trí, vai trò của Khách sạn – Nhà hàng trong ngành Du lịch và đặc trưng của hoạt động khách sạn, tác động của nó về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;
- Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp du lịch (Khách sạn, Nhà hàng, Công ty Lữ hành); mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp Du lịch và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch;
- Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn (nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn); các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong Lữ hành và Hướng dẫn du lịch
- Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng;
- Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị hoạt động kinh doanh Khách sạn và kinh doanh Lữ hành nói riêng;
- Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ du lịch và cách thức đánh giá chất lượng;
- Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn;
- Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
- Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.
1.2.2. Kỹ năng:
a. Kỹ năng cứng:
- Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;
- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn;
- Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;
- Ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày;
- Quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
- Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh;
- Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm.
b. Kỹ năng mềm
- Kỹ năng trong việc báo cáo, trình bày ý tưởng hoặc báo cáo bằng tiếng Việt và bằng ngoại ngữ;
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, làm việc độc lập;
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
- Có năng lực tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học đủ khả năng lựa chọn công việc theo sở thích, sở trường và sự lựa chọn chuyên ngành nâng cao trong chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực:
- Đảm nhận được một trong các vị trí của nhân viên trong khách sạn: Nhân viên lễ tân, nhân viên buồng, nhân viên tiền sảnh, nhân viên phục vụ khu vực dịch vụ bổ sung, nhân viên chăm sóc khách hàng,…
- Đảm nhận được một trong các vị trí của nhân viên trong nhà hàng: Nhân viên phục vụ bàn, nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ hội nghị, nhân viên đón tiếp và chăm sóc khách hàng, nhân viên seles,…
- Đảm nhận được một trong các vị trí của nhân viên trong công ty lữ hành: nhân viên thiết kế tour, nhân viên điều hành tour, nhân viên seles, hướng dẫn viên du lịch,...
- Tùy theo khả năng cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn, môi trường công tác và loại hình khách sạn, người học có khả năng đảm đương các vị trí công tác cao hơn như giám sát bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc quản lý doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ.