Văn thư Lưu trữ (TCCN)
CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 312/QĐ-CĐPĐ ngày 20 tháng 7 năm 2017
của Hiệu trưởng trường cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng)
MÃ NGÀNH: 5320302
Giới thiệu chương trình:
Đào tạo cán bộ văn thư lưu trữ trình độ trung cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về văn hóa - xã hội, nắm được kiến thức lý luận cơ bản về văn thư, lưu trữ. Thực hành thành thạo các khâu kỹ thuật nghiệp vụ như soạn thảo, tổ chức, xử lý, luân chuyển văn bản và lưu trữ, bảo quản tài liệu…
Học sinh tốt nghiệp chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ có thể đảm nhận các công việc: tham gia quản lý hành chính nhà nước về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội ở cơ sở; công tác văn thư, lưu trữ tại văn phòng của các cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng CS Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Sau khi học xong chương trình này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức chung:
Người cán bộ Trung cấp , ngành Văn thư - Lưu trữ có nhiệm vụ:
- Có hiểu biết về Pháp luật Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về văn hóa - xã hội, nắm được kiến thức lý luận cơ bản về văn thư, lưu trữ. Thực hành thành thạo các khâu kỹ thuật nghiệp vụ như soạn thảo, tổ chức, xử lý, luân chuyển văn bản và lưu trữ, bảo quản tài liệu.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
- Tin học: Có năng lực tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương
Đối với cán bộ làm công tác văn thư:
- Triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ về quản lý nghiệp vụ văn thư.
- Tham gia soạn thảo các văn bản cụ thể hoá công tác văn thư của cơ quan.
- Tổ chức, hợp lý hoá quy trình luân chuyển văn bản và theo dõi thời hạn giải quyết văn bản.
- Thực hiện các quy trình nghiệp vụ văn thư và quản lý Con dấu.
- Sắp xếp tài liệu hiện hành hợp lý, thực hiện hướng dẫn lập hồ sơ và tổ chức nộp lưu hồ sơ đúng quy định.
- Đánh máy, sao, in tài liệu, sử dụng thành thạo các trang thiết bị thông thường trong công tác văn phòng.
- Thực hiện quy chế bảo mật.
Đối với cán bộ làm công tác lưu trữ:
- Triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ về quản lý nghiệp vụ lưu trữ thuộc phạm vi thẩm quyền.
- Thực hiện lựa chọn tài liệu, thu thập tài liệu vào các kho lưu trữ; phân loại và hệ thống hoá tài liệu trong kho lưu trữ.
- Thống kê tài liệu theo quy trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật.
- Làm mục lục, thẻ và các loại công cụ tra tìm khác để tổ chức sử dụng tài liệu có hiệu quả.
- Tổ chức bảo quản tài liệu trong kho lưu trữ, tu bổ, phục chế tài liệu.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng về công tác văn thư, lưu trữ: soạn thảo văn bản; quản lý và giải quyết văn bản đi, đến, văn bản nội bộ, văn bản mật; lập hồ sơ và quản lý con dấu của cơ quan; phân loại tài liệu, xác định giá trị tài liệu, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;
- Có kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước, vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của cấp trên vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở;
- Có kỹ năng thực hiện các thủ tục quản lý hành chính nhà nước trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, tài nguyên - môi trường, hành chính tư pháp, quốc phòng - an ninh ở địa phương, cơ sở;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin hoc văn phòng; truy cập và khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý hành chính nhà nước và công tác văn thư; tiếp cận sử dụng được phần mềm quản lý văn bản; sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.
3. Thái độ
- Trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội. Ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.
- Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các phương thức hoạt động thư viện, có kiến thức về thực tế nghề nghiệp cộng thêm trách nhiệm xã hội.
- Giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau thuộc nhóm; Tiến hành nghiên cứu có hướng dẫn, những hoạt động nghề nghiệp trong các bối cảnh khác nhau.
- Yêu ngành, yêu nghề. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Khiêm tốn học hỏi, tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiêp, học sinh có thể đảm nhận các công việc: tham gia quản lý hành chính nhà nước về một số lĩnh vực kinh tế - xã hội ở cơ sở; công tác văn thư, lưu trữ tại văn phòng của các cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng CS Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo. Có thể hoc tập lên cao đẳng, đại hoc cùng ngành nghề.